Nhu cầu suất ăn công nghiệp ngày càng tăng, do đó việc các công ty suất ăn công nghiệp ra đời để phục vụ nhu cầu đó là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên việc thành lập đại trà ngày càng nhiều sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới việc quản lý quy trình của một suất ăn công nghiệp, tại sao lại như vậy ?
Không phải ai cũng đủ khả năng có một quy trình quản lý suất ăn công nghiệp bài bản và chuyên nghiệp. Hầu như các công ty cơm công nghiệp mọc lên dưới sự quản lý của đầu bếp, quản lý ở các công ty, thường thì họ sẽ dựa vào kinh nghiệm nắm được ở công ty đã từng làm việc để áp dụng vào công ty của chính mình. Đó là lý do tại sao khi vào sâu bên trong, các doanh nghiệp suất ăn mới thường gặp lỗi ở một số khâu.
Vậy, ai sẽ là người sẽ dạy học, hoặc họ sẽ tham khảo kiến thức từ đâu ? Dưới đây là chia sẻ cơ bản từ một chuyên gia trong nghành suất ăn công nghiệp với thâm niên kinh nghiệm hơn 10 năm,
QUY TRÌNH QUẢN LÝ SUẤT ĂN CÔNG NGHIỆP LÀ GÌ ?
Quy trình quản lý suất ăn công nghiệp là một phương pháp quản lý giúp các nhà quản lý, chủ doanh nghiệp suất ăn công nghiệp tối ưu được quá trình quản lý của mình từ việc nhỏ nhất cho tới việc lớn nhất ở một công ty. Mục đích để tối ưu hóa lợi nhuận và thời gian làm việc nhưng vẫn đảm bảo hoàn toàn mọi tiêu chuẩn về an toàn và chất lượng trong các phần cơm công nghiệp.
QUY TRÌNH QUẢN LÝ TIÊU CHUẨN BAO GỒM ?
1. Quản lý việc mua thực phẩm và kiểm tra chất lượng hàng hóa khi nhập vào: khi lựa chọn thực phẩm, chúng ta có thể dùng mắt và tay để xem thử thực phẩm có còn tươi, ngon hay không đó là điều dĩ nhiên. Tuy nhiên nên lựa chọn hàng hóa xuất xứ rõ ràng, được cung cấp bởi một công ty có uy tín hoạt động nhiều năm. Đặc biệt giá tốt đi đôi với chất lượng tốt.
2. Sai khi nhập hàng là việc quản lý khâu sơ chế thực phẩm: đối với rau, củ, quả cần rửa qua nước muối sau khi rửa nước sạch để loại bỏ vi khuẩn; thực phẩm tươi sống sau khi rửa sạch nếu chưa chế biến ngay thì sẽ bảo quản trong tủ lạnh với nhiệt độ thích hợp đảm bảo không làm hư thực phẩm. Đối với các loại thịt động vật phải có phương pháp xử lý sạch sẽ và đảm bảo nhất để đưa sang khâu chế biến.
3. Chế biến thực phẩm: Trước khi chế biến, phải kiểm tra lại thực phẩm sau khi sơ chế, quá trình chế biến luôn cam kết giữ vệ sinh an toàn thực phẩm dùng thông qua việc có đội ngũ làm bếp chuyên nghiệp, khu vực nấu ăn sạch sẽ, thoáng mát, các loại gia vị phải được đảm bảo còn hạn sử dụng và không có chất cấm.
4. Quá trình chia suất ăn cho đầy đủ số người: trước khi đến giờ mang thức ăn lên cho khách hàng, đội ngũ nhân viên sẽ chia suất ăn sao cho phù hợp đối với mỗi suất ăn lưu ý về định lượng của từng công ty mà mình cung cấp kèm theo thực đơn của công ty đó. Nên có danh sách khách hàng kèm theo thực đơn và đơn giá cung cấp.
5. Lưu giữ lại mẫu thức ăn: trước khi chia hàng chúng tôi sẽ lưu mẫu thức ăn của từng công ty và đem ra giám định khi có sự cố xảy ra.
6. Kiểm tra chất lượng phục vụ của nhân viên: công ty thường xuyên cử người đi kiểm tra chất lượng của từng bộ phận, từ nơi sơ chế thực phẩm, đến bếp nấu,… Hạn chế hết mức có thể những sai sót có thể xảy ra.
Bên cạnh đó, việc đảm bảo vệ sinh toàn bộ nhà xưởng trong quá trình bảo quản, chế biến luôn luôn được đặt lên hàng đầu. Tác phong, đồng phục là điều bắt buộc nhân viên phải tuân thủ.