Dinh dưỡng cho công nhân: Lượng protein trong khẩu phần người lao động luôn luôn cao hơn người nhàn rỗi. Nhiều nghiên cứu về sinh lý cho thấy ở khẩu phần nghèo protein, lực của cơ nhất là khả năng lao động nặng giảm sút rõ rệt.
Nhu cầu năng lượng:
• Tiêu hao năng lượng:
– Tiêu hao năng lượng của người lao động tùy theo cường độ lao động, thời gian lao động, tính chất cơ giới hoá và tự động hoá quá trình sản xuất
– Tùy theo cường độ lao động, nhu cầu năng lượng của các loại lao động như sau:
– LĐ nhẹ : 2200-2400 Kcal
– LĐ nặng vừa :2600-2800Kcal
– LĐ nặng Loại B : 3000-3200Kcal
– LĐ nặng loại A : 3400-3600Kcal
– LĐ nặng đặc biệt 3800-4000Kcal
Nhu cầu các chất dinh dưỡng
– Protein: khẩu phần người lao động cần có tỷ lệ từ 10 – 15% năng lượng do protein. Lượng protein ăn vào càng cao khi lao động càng nặng. Lượng protein động vật nên chiếm 60% tổng số protein.
– Lipid và carbohydrate: khi lao động nặng, lipid bị phân hủy nhiều và quá trình hình thành lipid từ carbohydrate trong cơ thể bị hạn chế. Các biểu hiện rõ rệt của tích chứa lipid thừa thường không có ở những người lao động chân tay.
– Vitamin và chất khoáng: các vitamin tan trong chất béo không thay đổi theo cường độ lao động, tiêu chuẩn như người trưởng thành. Các vitamin tan trong nước thay đổi tùy theo cấu trúc bữa ăn. Lượng thừa vitamin không ảnh hưởng gì đến năng suất lao động của người công nhân.
Các nhu cầu về chất khoáng nói chung giống nhau cho các đối tượng lao động (như ở người trưởng thành). Thực hiện chế độ ăn ba bữa hoặc bốn bữa.