Tinh bột là dưỡng chất cần thiết giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh. Người phương Tây dùng tinh bột dưới dạng ngũ cốc, bánh mì,… và ít sử dụng cơm. Người Á Đông thì ngược lại, sử dụng cơm làm thức ăn chính và không thể thiếu trong mỗi bữa ăn. Gắn liền với nền văn minh lúa nước, cơm là món ăn truyền thống của người Việt trong suốt chiều dài lịch sử. Thói quen ăn cơm của người Việt cũng luôn là chủ đề nóng vì nó mắc nhiều sai lầm với những quan niệm sai lệch, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.
Những quan niệm và thói quen ăn cơm của người Việt
Ăn quá nhiều cơm
Người Việt thường có câu “ Ăn nhiều cơm cho khỏe, ăn nhiều chóng lớn, ăn no cho chắc bụng,… Nếu nạp đủ lượng tinh bột trong cơm thì quả đúng là khỏe mạnh vì tinh bột chứa nhiều năng lượng. Bên cạnh đó, trong cơm có rất nhiều đường. Việc tiêu thụ quá nhiều đường dẫn tới lượng đường trong máu sẽ tăng lên, lâu dài dễ dẫn đến béo phì, rối loạn chuyển hoá tuyến insulin gây bệnh tiểu đường, nguy cơ bệnh về tim mạch, não…
Trung bình mỗi người trưởng thành nên ăn đúng 5 bát cơm mỗi ngày.
Ăn cơm nguội
Người Việt hiểu rõ quá trình vất vả làm ra hạt gạo nên rất tiết kiệm. Bữa trước ăn không hết sẽ để lại bữa sau ăn tiếp. Việc này không có gì đáng bàn nếu chúng ta hấp cơm hoặc hâm nóng cơm và sử dụng lại trong một ngày. Tuy nhiên, sử dụng quá nhiều cơm có thể gây ngộ độc thực phẩm với các biểu hiện điển hình là buồn nôn, nôn, tiêu chảy, mệt mỏi…
Do đó, chuyên gia khuyến cáo, mọi người chỉ nên ăn cơm nóng hoặc cơm nóng vừa được để nguội. Nếu ăn không hết, cơm phải được bảo quản trong tủ lạnh trong 24 giờ, không ăn khi cơm có các dấu hiệu bất thường.
Ăn gạo trắng, nhìn đẹp mắt
BS. Đỗ Thị Phương Hà cho biết, các loại gạo trông rất trắng và đẹp mắt do quá trình xay sát kỹ nên đã làm mất đi các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như các vitamin nhóm B nhất là vitamin B1, chất xơ…
Do đó, khi mua gạo cần chú ý nên mua những hạt gạo lứt, có hàm lượng dinh dưỡng cao đã được chứng minh có tác dụng hỗ trợ trong việc kiểm soát đường huyết, để hỗ trợ dự phòng và điều trị bệnh đái tháo đường.
Không nhai kỹ khi ăn cơm
Nếu chúng ta ăn uống vội vã, ăn cơm rất nhanh mà không nhai hoặc nhai không kỹ thì cơm sẽ không được nghiền nhỏ, làm tăng gánh nặng cho dạ dày, đẫn đến viêm loét dạ dày,…
Thói quen ăn cơm tốt cho cơ thể
- Ăn cơm đủ, không thừa và cũng không thiếu
- Cung cấp đủ cơm sẽ giúp cơ thể hoạt động dẻo dai. Những người có nhu cầu sử dụng năng lượng cao nên được cung cấp nhiều cơm, khoảng 2.5 bát/1 bữa
- Người trưởng thành lao động trung bình nên ăn 2 bát/1 bữa
- Đa dạng các món ăn
- Cơ thể nên được bổ sung đủ dưỡng chất để phát triển toàn diện. Bạn nên bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả, trứng, cá, sữa,…
- Sử dụng ít thịt đỏ, hạn chế ăn các loại thức ăn chưa qua chế biến đặc biệt là tiết canh.
Để có một cơ thể khỏe mạnh, hãy ăn uống hợp lý và sử dụng thức ăn tốt cho sức khỏe. Vì lí do đó, công ty Mai Hải Minh luôn đem đến cho khách hàng những suất cơm công nghiệp thơm ngon đúng lượng tiêu chuẩn mà vẫn đảm bảo được độ no và tăng cường đề kháng cho cơ thể.